Cách Tính Giờ Trong Ngày Theo 12 Con Giáp Chính Xác 100%

Từ xưa chưa có đồng hồ để xem thời gian nên ông cha ta đã dựa vào 12 con giáp để dự đoán thời gian để biết đâu là thời gian lao động, ăn uống và ngủ nghỉ. Vậy cách tính giờ trong ngày theo 12 con giáp như thế nào? Hãy cùng https://www.dulichytetphcm.com/ tìm hiểu trong bài viết dưới đây

Cách tính giờ trong ngày theo 12 con giáp

Theo chiêm tinh học phương Đông, 12 con giáp được chia tương ứng theo thập nhị chi (12 chi) lần lượt là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Ông bà tổ tiên ta đã chia 12 con giáp thành sáu chi âm và sáu chi dương cụ thể:

  • 6 chi dương: Thân, Dần, Thìn, Tý, Ngọ, Tuất (thường có tính mạnh mẽ, thích giao du và quyết đoán).
  • 6 chi âm: Tỵ, Mão, Sửu, Hợi, Dậu, Mùi (thường có tính mềm dẻo, tĩnh lặng, và có xu hướng như nhà tư tưởng, triết gia).

Từ 12 địa chi này, người xưa đã phân chia thời gian trong ngày thành 12 khoảng giờ. Mỗi con giáp sẽ tương ứng với 2 tiếng đồng hồ, nói cách khác 1 giờ âm lịch tương đương 2 giờ dương lịch. Cụ thể như sau:

  • Giờ Tý: Từ 23 giờ – 1 giờ
  • Giờ Sửu: Từ 1 giờ – 3 giờ
  • Giờ Dần: Từ 3 giờ – 5 giờ
  • Giờ Mão: Từ 5 giờ – 7 giờ
  • Giờ Thìn: Từ 7 giờ – 9 giờ
  • Giờ Tỵ: Từ 9 giờ – 11 giờ
  • Giờ Ngọ: Từ 11 giờ – 13 giờ
  • Giờ Mùi: Từ 13 giờ – 15 giờ
  • Giờ Thân: Từ 15 giờ – 17 giờ
  • Giờ Dậu: Từ 17 giờ – 19 giờ
  • Giờ Tuất: Từ 19 giờ – 21 giờ
  • Giờ Hợi: Từ 21 giờ – 23 giờ
Tham khảo  Tuổi Thân 1992 mệnh gì ? Hợp hướng nào ?

cach-tinh-gio-trong-ngay-theo-12-con-giap

Xem ngay: Xuất Hành Là Gì? Cách Xem Giờ Xuất Hành Đầu Năm Từ A – Z

Chi tiết các giờ trong ngày theo 12 con giáp

Các nhà phong thủy xưa đã thực hiện nghiên cứu về âm dương lịch dựa trên tập quán và thói quen của 12 con giáp Trên cơ sở này, họ phân chia các khung giờ trong ngày tương ứng với 12 con vật. Cụ thể:

  • Giờ Tý (23 giờ – 1 giờ): Được gọi là trung dạ, vào khoảng thời gian nửa đêm này, mọi người chìm sâu vào giấc ngủ và chuột lang thường lang thang khắp nơi để tìm kiếm thức ăn.
  • Giờ Sửu (1 giờ – 3 giờ sáng): Được gọi là hoang kê, thời điểm trâu thường ăn cỏ để chuẩn bị cho công việc cày đất.
  • Giờ Dần (3 giờ – 5 giờ): Đây là khoảng thời gian mà trời bắt đầu sáng và cọp bắt đầu rời hang để đi săn sau một đêm dài nghỉ ngơi và đây là thời điểm chúng hoạt động mạnh mẽ nhất.
  • Giờ Mão (5 giờ – 7 giờ): Đây là lúc bình minh hay còn được gọi là tảng sáng. Trong thời gian này, mèo bắt đầu nghỉ ngơi sau một đêm dài bắt chuột.
  • Giờ Thìn (7 giờ – 9 giờ): Con người thức dậy sau một đêm ngủ sâu. Đây là thời gian con người cảm thấy thoải mái nhất để chuẩn bị làm việc.
  • Giờ Tỵ (9 giờ – 11 giờ): Đây là khoảng thời gian sau thời gian lao động mệt mỏi của buổi sáng, tới thời điểm gần trưa (gọi là ngung trung). Đây là thời gian rắn ẩn mình nghỉ ngơi trong hang động, không tấn công, làm tổn hại đến con người.
  • Giờ Ngọ (11 giờ – 13 giờ): Đây là giữa trưa, thời điểm chính giữa của một ngày, vào thời điểm này mặt trời ở thiên đỉnh vì vậy có nhiều dương khí nhất. Âm khí xung quanh tăng dần nên âm dương hoán đổi mạnh mẽ nhất. Do đó, tất cả sinh vật đều không ra ngoài mà nằm nghỉ ngơi giữ sức để tránh hại cho sức khỏe.
  • Giờ Mùi (13 giờ – 15 giờ): Thời gian bắt đầu chuyển sang chiều. Người nông dân thường cho dê đi kiếm cỏ ăn vì đây là lúc chúng ăn khỏe nhất.
  • Giờ Thân (15 giờ – 17 giờ): Tất cả sinh vật đều cảm thấy thoải mái vào khoảng giờ này, đặc biệt là bầy khỉ. Chúng đã no nê sau một ngày leo trèo trong rừng và chuẩn bị theo đàn về hang nghỉ ngơi.
  • Giờ Dậu (17 giờ – 19 giờ): Là thời điểm mặt trời lặn, ngày tàn. Đây cũng là lúc gà được ăn no, vào chuồng, leo lên cây để kiếm chỗ ngủ.
  • Giờ Tuất (19 giờ – 21 giờ): Là thời điểm mặt trời xuống núi nhường chỗ cho ánh trăng lên. Những đàn chó phải cảnh giác vào thời điểm này và hoạt động mạnh mẽ nhất để canh giữ nhà cho chủ.
  • Giờ Hợi (21 giờ – 23 giờ): Là thời điểm mà bóng tối bao trùm hết không không gian, vạn vật đều chìm sâu vào giấc ngủ. Đặc biệt, lợn được xem là loài động vật ngủ sâu nhất.
Tham khảo  Cách Tính Thần Số Học Theo Ngày Tháng Năm Sinh Chính Xác 100%

cach-tinh-gio-trong-ngay-theo-12-con-giap-1

Tham khảo thêm: Cách Tính Tuổi Kim Lâu Cho Nam, Nữ – Hóa Giải Hạn Kim Lâu Từ A – Z

Cách tính giờ vào ban đêm theo canh

Ngoài việc sử dụng 12 con giáp để chia thời gian, có cách tính giờ khác là theo đơn vị canh. Một đêm 10 tiếng được chia làm 5 canh (Bắt đầu từ 19h tối đến 5h sáng hôm sau), một canh sẽ tương ứng với 2 giờ, cụ thể như sau:

  • Canh 1: Từ 19 giờ đến 21 giờ, tức giờ Tuất
  • Canh 2: Từ 21 giờ đến 23 giờ, tức giờ Hợi
  • Canh 3: Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng hôm sau, tức giờ Tý
  • Canh 4: Từ 1 giờ đến 3 giờ, tức giờ Sửu
  • Canh 5: Từ 3 giờ đến 5 giờ, tức giờ Dần

Cách tính giờ vào ban ngày theo khắc

Khắc là cách các cụ gọi cho thời gian ban ngày. Một ngày 14 tiếng được chia làm 6 khắc (Bắt đầu từ 5h sáng đến 19h tối), mỗi khắc tương ứng với khoảng thời gian là 2 giờ 24 phút cụ thể:

  • Khắc 1: Từ 5 giờ đến 7 giờ 20 phút sáng
  • Khắc 2: Từ 7 giờ 20 phút sáng đến 9 giờ 40 phút sáng
  • Khắc 3: Từ 9 giờ 40 phút sáng đến 12 giờ trưa
  • Khắc 4: Từ 12 giờ trưa dến 14 giờ 20 phút xế chiều
  • Khắc 5: Từ 14 giờ 20 phút xế chiều đến 16 giờ 40 phút chiều
  • Khắc 6: Từ 16 giờ 40 phút chiều đến 19 giờ tối
Tham khảo  Cây Sống Đời hợp mệnh gì ? Ý nghĩa trong phong thủy

Như vậy, việc phân định chia thời gian trong ngày thành 12 con giáp, 5 canh và 6 khắc của ông cha ta xưa kia giúp cho việc tính thời gian trở nên dễ dàng, chính xác.

Thông qua bài viết của chúng tôi có thể giúp các bạn biết cách tính giờ trong ngày theo 12 con giáp không còn khó khăn nếu bạn đã hiểu về các quy tắc canh và khắc. Bên cạnh đó, việc chọn giờ theo phong thủy sẽ giúp ích rất nhiều cho các công việc trọng đại của bạn.