Cây chuối cảnh là một trong những cây cảnh phong thủy được rất nhiều trồng trong nhà, văn phòng hay cửa hàng. Vậy cây chuối cảnh hợp với mệnh gì và tuổi nào? Hay công dụng và ý nghĩa của cây chuối cảnh trong phong thủy như thế nào? Nên đặt cây chuối cảnh ở vị trí nào để kích thích tài lộc? Tất cả các cây hỏi trên đều được https://www.dulichytetphcm.com/ giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây
Cây chuối cảnh là cây gì?
Cây chuối cảnh còn được gọi với các tên gọi khác như cây chuối rẻ quạt, chuối thiên điểu, cây chuối cọ,….có tên gọi khoa học là Ravenala madagascariensis và có nguồn gốc từ vùng Madagascar và được du nhập vào những nước có nền khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.
Cây chuối cảnh thuộc họ nhà Thiên Điểu (Strelitziaceae), có chiều cao trung bình từ 1 -1.5m. Lá của loài cây này thon dài, hình bầu dục, bề mặt lá nổi gân theo từng tầng và mọc nghiêng nhìn giống như những cánh quạt.
Thân của cây chuối cảnh có 2 phần đó là phần thân giả ở trên mặt đất và phần thân thật mọc ngầm ở dưới đất. Từ phần thân cây giả này sẽ hình thành nên những phần lá bao lấy nhau. Phần thân giả sẽ xanh khi còn non và ngả màu khi già.
Trên thực tế, cây chuối cảnh vẫn có khả năng nở hoa. Các bông hoa màu trắng, đôi khi có màu đỏ, có kích thước khá lớn và mang hương thơm dễ chịu. Sau đó, hoa sẽ dần phát triển thành quả.
Phân loại cây chuối cảnh
Tại Việt Nam, cây chuối cảnh có 6 loại đó là cây chuối cảnh rừng cảnh, cây chuối cảnh rẻ quạt, cây chuối cảnh nước, cây chuối cảnh lùn, chuối cảnh mỏ ké hay cây chuối cảnh pháo,…Trong đó:
- Cây chuối rừng cảnh là loại chuối có hình dạng và màu sắc giống với các loài chuối trong tự nhiên, thường có lá lớn và quả nhỏ.
- Cây chuối cảnh nước thích nghi với môi trường nước, thường được trồng ở khu vực có mặt nước lên cao hoặc đặt trong chậu nước.
- Cây chuối cảnh rẻ quạt có lá mọc nghiêng ra ngoài giống như cánh quạt, tạo hiệu ứng mát mẻ khi trồng ở những nơi nhiệt đới.
- Cây chuối cảnh lùn có chiều cao thấp hơn so với chuối thông thường, thích hợp cho việc trồng trong nhà hoặc không gian hạn chế.
- Cây chuối pháo (phượng hoàng) có quả màu đỏ hoặc cam, tạo điểm nhấn cho không gian trồng cây.
- Cây chuối cảnh mỏ két có lá hình mỏ két, tạo nên một diện mạo độc đáo và thu hút
Mỗi loại cây chuối cảnh trên sẽ có những vẻ đẹp đặc trưng, cách trồng và chăm sóc cũng sẽ khác nhau. Do đó, tùy vào điều kiện mà bạn có thể lựa chọn loại cây phù hợp với mình.
Công dụng của cây chuối cảnh
Ngoài tác dụng trang trí nhà cửa, cây chuối cảnh còn có tác dụng thanh lọc không khí, giúp diệt vi khuẩn và giảm bớt bụi bẩn. Từ đó, giúp không gian nhà ở của bạn thêm trong lành và thoải mái hơn. Đặc biệt, cây chuối cảnh có khả năng hấp thụ năng lượng tiêu cực trong không gian sống, giúp làm sạch không khí và tạo ra một môi trường sống lành mạnh.
Ý nghĩa của cây chuối cảnh trong phong thủy
Cây chuối cảnh có giá trị phong thủy rất cao nên thường được trồng trong nhà để tiêu trừ tà khí và ma quỷ thâm nhập. Do đó, không phải tự nhiên mà ông bà ta có câu “trước cau, sau chuối”. Bên cạnh đó, lá và thân cây chuối cảnh to màu xanh mướt, tượng trưng cho tài lộc, phúc đức dồi dào, gia đình hạnh phúc
Ngoài ra, cây chuối được biểu trung cho sự thịnh vượng, ấm no hạnh phúc. Chính vì vậy, người ta trồng cây chuối trong nhà với mong muốn đem lại sự cân bằng sinh khí giúp gia đình mình ngày càng thịnh vượng.
Không những thế, cây chuối được biểu trung cho sự thịnh vượng, ấm no hạnh phúc. Người ta trồng cây chuối trong nhà với mong muốn đem lại sự cân bằng sinh khí giúp gia đình mình ngày càng thịnh vượng.
Mặt khác, trong phong thủy chuối còn biểu trưng cho sự mạnh mẽ quật cường, luôn đương đầu với mọi thử thách để rồi có một kết quả không phụ lòng mong đợi. Người sống trong không gian này thường gặp nhiều thành công trong cuộc sống.
Giải Đáp: Có Nên Trồng Cây Phi Lao Cảnh Trước Nhà Không?
Cây chuối cảnh hợp với mệnh gì và tuổi nào?
Toàn bộ thân và lá của chuối cảnh đều có màu xanh lục là màu bản mệnh của những người mệnh Mộc. Theo ngũ hành tương sinh, Mộc sinh Hỏa. Do đó, người mệnh Mộc và Hỏa rất thích hợp trồng cây chuối cảnh trong nhà, văn phòng làm việc giúp đem lại nhiều điều may.
- Một số tuổi sinh mệnh Mộc bao gồm tuổi Quý Mùi (1943, 2003); Canh Dần (1950, 2010); Tân Mão (1951, 2011); Mậu Tuất (1958); Kỷ Hợi (1959); Quý Sửu (1973); Canh Thân (1980); Tân Dậu (1981); Mậu Thìn (1988); Kỷ tỵ (1989); Nhâm Ngọ (2002),..
- Các tuổi thuộc mệnh Hỏa bao gồm tuổi Giáp Tuất 1994, tuổi Ất Hợi 1995, tuổi Mậu Tý 2008, tuổi Kỷ Sửu 2009, tuổi Bính Thân (1956; 2016), tuổi Đinh Dậu (1957; 2017), tuổi Giáp Thìn (1964; 2024), tuổi Ất Tỵ (1965; 2025), tuổi Mậu Ngọ 1978, tuổi Kỷ Mùi 1979, tuổi Bính Dần 1986, tuổi Đinh Mão 1987,..
Xem ngay: Cây Ngọc Ngân Hợp Với Tuổi Nào, Mệnh Gì Để Phát Tài Lộc
Vị trí đặt cây chuối cảnh trong nhà hợp phong thủy
Nhờ hình dáng đẹp mắt mà cây chuối giả hiện nay đang được rất ưa chuộng trong việc trang trí không gian nhà ở, văn phòng công ty, shop thời trang, cửa hàng, nhà hàng….Cụ thể:
- Trồng cây chuối cảnh trước nhà sẽ giúp bạn cân bằng sinh khí và đồng thời giữ lại những tà khí, cản không cho vào nhà.
- Đặt cây chuối trong phòng làm việc giúp kích thích sự sáng tạo, sự hăng say làm việc từ các nhân viên và đem lại rất nhiều lợi ích khác.
- Đặt chuối cảnh trong phòng khách giúp lưu giữ tài lộc và vượng khí của ngôi nhà đồng thời tránh gây ra nhiều năng lượng xấu.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp các bạn biết được cây chuối cảnh hợp với mệnh gì và tuổi nào hay đặt cây ở vị trí nào trong nhà để kích thích tài lộc, vận may rồi nhé.