Chùa Yên Tử – Địa danh tâm linh nổi tiếng tại Quảng Ninh

Bạn đang có kế hoạch du lịch Quảng Ninh trong kỳ nghỉ sắp tới? Vậy thì nhất định phải tham quan và khám phá ngôi chùa Yên Tử nổi tiếng. Ngoài vẻ đẹp hùng vĩ của núi sông thì nơi đây còn sở hữu hệ thống chùa có kiến trúc vô cùng độc đáo và hoài cổ, đã tới là không muốn về!

Chùa Đồng trên đỉnh thiêng Yên Tử.
Chùa Đồng trên đỉnh thiêng Yên Tử.

Giới thiệu về Chùa Yên Tử

Ngôi chùa Yên Tử trải qua bao năm tháng vẫn ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng du khách Việt và quốc tế, khiến ai tới đây một lần là không thể quên.

Vị trí và đặc điểm của Chùa Yên Tử

Chùa Yên Tử – Quảng Ninh được biết tới là ngôi chùa nổi tiếng và được yêu thích bậc nhất ở Việt Nam. Ngôi chùa có vị trí tại thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây được Phật hoàng Trần Nhân Tông lựa chọn làm nơi tu hành sau khi truyền ngôi đồng thời thành lập ra phái Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (dòng Phật giáo đặc trưng tại Việt Nam).

Ngôi chùa này cũng chính là núi Yên Tử nằm ở độ cao 1.068 nên khi tới đây bạn sẽ thấy một khung cảnh huyền ảo, mây bồng bềnh bao phủ bốn xung quanh.

Quy mô và kiến trúc

Không chỉ có phong cảnh đẹp mà ngôi chùa Yên Tử còn có quy mô và kiến trúc lớn, mang đậm kiến trúc Phật giáo. Nổi bật chính là cổng tam quan hai tầng tám mái uy nghi. Mái chùa làm từ những tấm ngói vảy uốn cong giống như hình đầu đao hưởng thẳng lên bầu trời.

Đặc biệt là hầu như tất cả các cột trong chùa đều làm từ gỗ lim, có giá trị theo thời gian và vô cùng chắc chắn. Càng vào bên trong chùa Yên Tử bạn lại càng phải trầm trồ với những bức tượng Phật to lớn, cùng nhiều bức khảm và án thờ được chạm khắc vô cùng tinh tế, sinh động.

Đặc điểm nổi bật của chùa

Chùa Yên Tử còn có nhiều cảnh đẹp thích hợp cho các chuyến du xuân. Đi lên núi Yên Tử du khách được hòa mình vào không gian thanh bình, mát mẻ của núi non, mây mù mờ ảo quanh năm. Đi bộ trong rừng tùng cổ giống quý ngàn năm tuổi, chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc cổ như: chùa, tháp, am… Còn khi đứng trên đỉnh núi có thể nhìn bao quát cả vùng Đông Bắc, những đảo thấp thoáng trong Vịnh Hạ Long…

Tham khảo  Du lịch Tà Đùng - Vẻ đẹp đại ngàn ở Hồ Tà Đùng Đắk Nông

Lịch sử và ý nghĩa của Chùa Yên Tử

Theo sử sách truyền lại, khi Phật hoàng Trần Nhân Tông truyền ngôi cho con trai thì ông đã chọn chùa Yên Tử làm nơi tu hành của mình cũng như thành lập ra phái Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử. Tại đây ông vừa tu hành, vừa giảng đạo cho tăng ni phật tử đến nghe. Cho nên Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử mang đậm văn hóa, tín ngưỡng Việt Nam nhất. Bên cạnh đó, Thiền sư Pháp Loa và Huyền Quang cũng góp một phần trong việc lập ra thiền phái này.

Sự phát triển và biến đổi qua thời gian của chùa Yên Tử

Trải qua sự biến đổi và phát triển không ngừng, chùa Yên Tử là một quần thể các công trình và kiến trúc đồ sộ nhưng không bị mai một. Hiện nay đã bao gồm hàng chục ngôi chùa, hàng trăm am, tháp, bia và tượng. Tất cả được xây dựng trong một tổng thể cảnh quan hùng vĩ và thơ mộng trải dài hàng chục km.

Tiếp nối sự hình thành và phát triển của ngôi chùa này chính là sự ghi nhận thành quả, truyền lại cho thế hệ mai sau. Sự ghi nhận này thể hiện rõ nhất ở các văn bia ở Yên Tử, chứa đựng một lượng thông tin lớn. Thông qua các văn bia có thể lập lại một phả hệ của các nhà sư đã tu hành.

Hiện nay, Yên Tử là nơi hội tụ của các thiền sư đạo cao, đức trọng như sư Tổ Hiện Quang đời Lý, Tam Tổ Trúc Lâm đời Trần hay Tổ Chân Nguyên đời Lê,… Ngoài ra còn có dòng dõi vua chúa quý tộc Việt Nam: Đệ Nhất Tổ Trần Nhân Tông, Đệ Tam Tổ Huyền Quang và Thiền sư Tỳ kheo Minh Hành (Trung Quốc)…

Các bậc tăng ni và người dân đều có thể hành hương đến chùa Yên Tử quanh năm.
Các bậc tăng ni và người dân đều có thể hành hương đến chùa Yên Tử quanh năm.

Tín ngưỡng và người hành hương đến chùa

Vì sở hữu một không gian rộng lớn nên chùa Yên Tử là nơi nhiều người chọn làm nơi tu hành và học kinh pháp nhà Phật. Có thể nói đây là ngôi trường học – Nơi các vị sư được dạy đọc kinh, thuyết của thiền và  triết lý phật…

Hơn nữa, tín ngưỡng của chùa Yên Tử vô cùng mạnh, hàng năm người thập phương hành hương đến chùa rất nhiều. Họ tìm đến cõi Phật để thể hiện đức tin, cầu lộc và cầu tài. Có những người đến Yên Tử mục đích để ngưỡng cảm ý chí thông tuệ cùng đức độ thanh cao của các bậc cha ông. Hay có người về Yên Tử để du xuân, vãn cảnh và thưởng ngoạn không khí thanh bình….

Các điểm nổi bật và công trình tại Chùa Yên Tử

Chùa Yên Tử là khu du lịch tâm linh nổi tiếng, thu hút du khách bởi các địa điểm thú vị và tuyệt đẹp. Cụ thể như:

Chùa Một Mái

Chùa Một Mái còn được gọi với một các tên khác như chùa Bán Mái, nơi đây thờ Phật Quan Thế Âm. Bước chân đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng lối xây dựng 3 gian với lối kiến trúc tinh xảo bậc nhất. Trong đó sẽ có gian đầu là Bàn thờ Tổ, một gian thờ Tam Bảo cùng gian cuối là thờ Hậu thấp nhất.

Tham khảo  Kinh nghiệm Du lịch Cù Lao Chàm từ A - Z
Chùa Một Mái tại danh thắng Yên Tử.
Chùa Một Mái tại danh thắng Yên Tử.

Chùa Suối Tắm – Chùa Cẩm Thực

Bạn có thể tham quan chùa Suối Tắm tọa lạc ở thế đất tựa đầu rùa. Ngôi chùa xây trên mặt đất hình chữ Đinh với lối kiến trúc ba gian hai chái bái đường (Tả Vu, Hữu Vu) cùng với một gian hậu cung. Sử dụng ngói mũi hài và đầu đao bốn góc mái hình mây cuộn, rồng được chạm trổ đầy công phu, tỉ mỉ.

Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử

Du khách cũng có thể đến Chùa Lân (Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử) nổi tiếng bậc nhất. Chùa Lân là một ngôi chùa lớn với nhiều công trình đồ sộ thế nhưng đã bị hủy hoại theo thời gian. Đến năm 2002, chùa được xây lại trên dấu tích cũ, minh chứng như một trong những ngôi chùa quan trọng của trường phái Trúc Lâm, là nơi đầu tiên vua Trần Nhân Tông tu hành khi đến Yên Tử.

Cổng vào thiền viện Trúc Lâm.
Cổng vào thiền viện Trúc Lâm.

 Chùa Giải Oan Yên Tử

Chùa Giải Oan với hình dáng  lưng tựa núi, phía trước là dòng suối trong lành chảy róc rách. Từ sân chùa có thể nhìn rõ mây trắng ôm lấy đỉnh núi Yên Tử. Trong sách sử ghi lại thì chùa địa thế rất đẹp, thế đất phong thủy cho nên rất linh thiêng.

Hành trình lên đỉnh Yên Tử

Để khám phá chùa Yên Tử, bạn nhất định phải lưu lại ngay hành trình chi tiết và đầy đủ sau đây để đảm bảo có chuyến đi tuyệt vời nhất.

Điểm xuất phát và lộ trình

Yên Tử là khu vực tiếp giáp giữa ba tỉnh: Quảng Ninh, Hải Dương và Bắc Giang cho nên có rất nhiều cách để bạn di chuyển tới đây.

Xe máy: Bạn đi bằng phương tiện cá nhân từ trung tâm thành phố Hà Nội thì di chuyển theo hướng cầu Chương Dương. Tiếp tục đi thẳng theo đường Nguyễn Văn Cừ tới Bắc Ninh rồi QL18 là sẽ tới đền Trình. Từ đây du khách rx trái 10km là sẽ tới được chùa Yên Tử.

Xe khách, ô tô: Nếu bạn đi xe khách, ô tô thì bắt xe đi Uông Bí, Hạ Long, Cẩm Phả hay Móng Cái… ở Hà Nội đều được. Đến đoạn chùa Trình ở QL18 bạn xuống xe rồi bắt tiếp bus giá vé 10k/ lượt đến Yên Tử.

Địa danh và điểm dừng chân quan trọng

Khi bạn đã tới với Yên Tử thì tiếp theo đây bạn cũng cần nắm được những điểm dừng chân quan trọng trong quá trình khám phá.

Tham quan bằng cáp treo

Từ bão đỗ xe bạn đi thẳng qua cầu Giải Oan và lên chùa Giải Oan, tiếp tục đi xuống theo con đường bên phải chùa tới ga 1 cáp treo. Lên đến ga 2 bạn hướng tay phải để qua Tháp Tổ và lên Chùa Hoa Yên. Sau đó bạn tiếp tục đi về phía tay phải để lên ga 3 Cáp treo.

Tiếp đó bạn thấy chùa Một Mái ở phía trên, khi thắp hương xong tiếp tục xuống Ga 3 để cáp treo đưa lên ga 4. Đi khoảng 200m đến tượng An kỳ Sinh và tới Quảng trường Phật Hoàng Trần Nhân Tông, tiếp tục lên chùa Đồng và xuống núi.

Thăm quan bộ

Từ bãi đỗ xe di chuyển thẳng tới suối Giải Oan và băng qua con đường Tùng cổ, leo lên đến Tháp tổ, qua dốc Dây Diều là tới chùa Hoa Yên. Về hướng tay phải sẽ bắt gặp chùa Một Mái ở phía trên, đi tiếp theo đường chính khoảng chục mét nữa sẽ có đường leo tiếp đến chùa Bảo Sái.

Tham khảo  Sun World Hạ Long - Thiên đường giải trí Sunworld Quảng Ninh
Lối lên Chùa Hoa Yên.
Lối lên Chùa Hoa Yên.

Leo tiếp qua khu dịch vụ của người dân bạn dừng lại thắp hương tại tượng đá An kỳ Sinh. Sau đó bạn đã tới Quảng trường Phật Hoàng Trần Nhân Tông rồi. Đi khoảng 300m nữa là bạn sẽ tới chùa Đồng, thắp hương xong rồi bạn tiếp tục hành trình xuống núi. Nhớ rằng đi hướng tay phải xuống để qua chùa Vân Tiêu rồi tiếp tục hành trình xuống chân núi Yên Tử nhé.

Trải nghiệm, khám phá trong hành trình

Trong quá trình trải nghiệm và khám phá đường đến chùa Yên Tử, bạn sẽ đi qua đoạn đường tùng quý tuổi thọ 900 – 1000 năm tuổi, rễ những gốc cây tùng này ăn lên cả mặt đất. Cùng với đó là vô vàn điểm dừng chân, tham quan tuyệt đẹp khác, những thác nước, bia đá nghìn năm tuổi. Tất cả tạo nên một Yên Tử đầy thơ mộng nhưng vẫn rất uy nghi và hoài cổ.

Chùa Yên Tử trong tâm thức và đời sống người Việt Nam

Có lịch sử hàng nghìn năm, chùa Yên Tử in dấu ấn mạnh mẽ trong tâm thức và đời sống người dân Việt. Khiến mỗi lần muốn đi hành hương hay tìm về nơi thanh tịnh, nơi đây luôn là lựa chọn hàng đầu.

Tôn giáo và tín ngưỡng

Chùa Yên Tử là cái nôi của đạo phật thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, được dân gian ví von là Phật sơn và được người dân kính ngưỡng và sùng bái. Non thiêng Yên Tử nổi tiếng bởi văn hóa tâm linh cùng các sự tích về Phật giáo hay Phật Hoàng Trần Nhân Tông…

Ảnh hưởng và ý nghĩa đối với đời sống người dân

Phật giáo có ý nghĩa lớn lao đối với đời sống tinh thần của con người hiện nay. Những đau khổ, mất mát trong cuộc sống không giải quyết được họ sẽ tìm đến tôn giáo như một lối đi cho tinh thần. Yên Tử sẽ che chở cho những tín đồ của mình, giải thích bằng những lý lẽ riêng và khiến họ như được khai sáng, có động lực đương đầu với tất cả.

Hành hương đến chùa Yên Tử

Nếu bạn đang muốn hành hương tới chùa Yên Tử thì có thể tham khảo tiếp những thông tin sau đây.

Cách di chuyển và thời gian hành hương

Bạn có thể hành hương bằng xe máy, ô tô (riêng), kể cả xe buýt. Với các bạn từ Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh thì có thể đi Yên Tử bằng xe máy thuận tiện nhất.

Ngoài ra bạn có 2 cách để bạn lên núi Yên Tử là: đi cáp treo hoặc leo bộ.

  • Núi Yên Tử có 2 tuyến cáp treo cách nhau khoảng 3km, là lựa chọn hoàn hảo cho khách du lịch có ít thời gian để tham quan.
  • Leo bộ: Sẽ mất khoảng 6 tiếng đồng hồ với hành trình leo bộ của mình với khoảng 6000m.

Đến hành hương Yên Tử bạn có thể đến vào bất kỳ thời gian nào trong năm, vậy nhưng thông thường khách đến Yên Tử sẽ chia thành 2 mùa rõ rệt là từ 1/ 1 tới hết tháng 3 âm lịch là đi lễ hội. Còn từ 30/4, 1/5 dương lịch trở đi thì hầu hết sẽ là khách du lịch.

Dịch vụ lưu trú và ăn uống quanh Yên Tử

Phía dưới chân núi Yên Tử sẽ là khu vực nhà hàng, khách sạn rộng rãi phục vụ nhu cầu ăn uống và lưu trú của du khách khi tới Yên Tử.

Bạn có thể chọn đặt bàn với khu du lịch Tùng Lâm dưới chân núi tại nhà hàng cơm quê hay nhà hàng Tùng Lâm hoặc nhà hàng cơm chay Làng Nương… Với các món chay tịnh, đặc sản món Việt thơm ngon mà giá cả cũng rất phải chăng.

Còn nếu bạn chọn lưu trú thì làng Nương Yên Tử 3 sao và khách sạn Legacy Yên Tử Mgallery 5 sao cũng thuộc vào dịch vụ Tùng Lâm đấy. Bạn sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành cùng không gian rộng, yên tĩnh, thanh bình.

Dịch vụ lưu trú tại Yên Tử rất phong phú.
Dịch vụ lưu trú tại Yên Tử rất phong phú.

Kết luận

Trên đây chính là các thông tin về chùa Yên Tử dành cho những ai muốn tìm hiểu. Dulichytetphcm.com hy vọng bạn sẽ có quyết định đúng đắn và tận hưởng chuyến đi về địa danh tâm linh thú vị và tuyệt vời!