Khám phá khu di tích Tháp bà Ponagar – Dấu ấn văn hóa Chăm

Nếu bạn là người yêu thích tìm hiểu lịch sử – văn hóa các địa phương. Vậy thì tháp bà Ponagar sẽ là một điểm đến không thể bỏ qua trong chuyến hành trình du lịch Nha Trang vào mùa hè này đâu nhé!

Tháp bà Ponagar.
Tháp bà Ponagar.

Giới thiệu về Tháp Bà Ponagar

Tháp bà Ponagar nổi tiếng là khu di tích tuyệt đẹp với những công trình kiến trúc đồ sộ, tuyệt đẹp, đã tới một lần là khó lòng quên.

Vị trí và đặc điểm của Tháp Bà Ponagar

Tháp bà Ponagar có tên gọi khác là Khu di tích lịch sử Tháp bà Nha Trang. Tọa lạc trên con đường 2 tháng 4 Vĩnh Phước, Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Địa điểm du lịch Nha Trang này cũng chỉ cách trung tâm thành phố biển khoảng 2km đi về hướng Bắc.

Giờ mở cửa: 8:00 – 18:00

Giá vé tham quan: 21.000 VND/lượt.

Hơn nữa, Tháp bà Ponagar còn nằm trên một khu đồi cao khoảng 10m, nhìn ra sông Cái. Bên cạnh giá trị về lịch sử – văn hóa thì khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp cũng đem lại cho khách du lịch một trải nghiệm thú vị mỗi khi có dịp đến thăm địa điểm này.

Quy mô và kiến trúc

Tháp Bà Ponagar được công nhận là quần thể kiến trúc Chăm Pa lớn nhất tại nước ta hiện nay. Tất cả được chia ra thành 3 mặt bằng bao gồm: Khu vực Tháp Cổng, Mandapa (khu tiền đình), cuối cùng là khu đền tháp. Tới nay Tháp bà Ponagar cũng chỉ còn 5 công trình kiến trúc tập trung ở Mandapa và Đền Tháp ở trên…Vào năm 1979 thì địa danh tâm linh này đã được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia – một điểm đến vô cùng quan trọng của du lịch Việt Nam.

Tháp Bà Ponagar là điểm đến du lịch văn hoá, tín ngưỡng thu hút du khách.
Tháp Bà Ponagar là điểm đến du lịch văn hoá, tín ngưỡng thu hút du khách.

Đặc điểm nổi bật của tháp

Về đặc điểm, Tháp bà Ponagar là công trình mang ý nghĩa tín ngưỡng quan trọng với người Chăm tại khu vực Khánh Hoà. Đồng thời cũng là một di tích lịch sử có đóng góp vào sự phát triển du lịch của thành phố Nha Trang. Quần thể Tháp Bà gồm 3 tầng cùng với 4 tòa tháp, được xây dựng bằng gạch, trang trí nghệ thuật bằng chất liệu đá – gốm kỳ công. Vậy nên khi tới với Tháp bà, du khách không thể nào quên được.

Tham khảo  Chùa Cái Bầu - Hòn ngọc linh thiêng trong lòng thành phố Cẩm Phả

Lịch sử của Tháp Bà Ponagar

Tiếp theo đây, bạn đọc hãy cùng Dulichytetphcm lội ngược dòng lịch sử để khám phá những nét chấm phá ban đầu và sự thay đổi theo thời gian của Tháp bà Ponagar nhé.

Lịch sử hình thành

Tháp Bà Ponagar Nha Trang chính là một quần thể di tích Chăm Pa có niên đại từ khoảng thế kỷ VII đến thế kỷ XIII. Vào thời kỳ vương quốc Chăm Pa còn hưng thịnh đồng thời đạo Hindu còn được tôn thờ ở đây.

Tháp Bà Ponagar còn được gọi là Tháp Yang Po Inư Nagar hay Yang Pô Ana Gar, được xây dựng và thờ nữ vương Po Ina Nagar. Theo tín ngưỡng của người Chăm xưa kia thì bà là thần sáng thế, được ra từ áng mây và bọt biển. Giúp bảo vệ họ khỏi mưa gió, bão lũ và có được mùa màng bội thu, cuộc sống bình yên.

Vì vậy mà khu đền tháp này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với đời sống tinh thần của người Chăm và là nơi chứa đựng tinh hoa nghệ thuật trong văn hóa Chăm.

Tháp bà Ponagar trải qua lịch sử nhiều thăng trầm.
Tháp bà Ponagar trải qua lịch sử nhiều thăng trầm.

Sự phát triển, biến đổi qua thời gian

Được xây dựng từ tận thế kỷ thứ VIII và tới nay đã trải qua hơn 1000 năm lịch sử. Thế nhưng kiến trúc nguyên bản của Tháp Bà Ponagar vẫn còn rất nguyên vẹn. Đây là một điều kỳ diệu mà ngành công nghiệp xây dựng ngày nay vẫn cũng chưa thể nào đạt được.

Dù cho biến đổi không ngừng tuy nhiên  dấu ấn về sự trường tồn của Tháp Bà Ponagar Nha Trang vẫn là một điểm cần nghiên cứu nhưng rất tiếc là không một ai có thể đưa ra câu trả lời cuối cùng. Vậy nên tín ngưỡng của tháp bà Ponagar vẫn rất phổ biến và là nét văn hóa đặc sắc của người Chăm nói riêng và Việt Nam nói chung.

Ý nghĩa tôn giáo và văn hóa

Tháp bà Ponagar gắn liền với tục thờ Mẫu đã từ rất lâu của người dân Việt Nam. Các sự kiện và lễ hội ở đây tôn vinh tưởng niệm mẹ Ponagar – Là mẹ xứ sở của người Chăm. Là một nét văn hóa với ý nghĩa cầu mong Mẫu ban cho sức khỏe về cơ thể lẫn tinh thần cũng như tránh xa mọi tai ương, bệnh tật.

Tham khảo  Kinh nghiệm khám phá vinpearl Phú Quốc từ A đến Z

Các kiến trúc và công trình tại Tháp Bà Ponagar

Khi có cơ hội tới Tháp bà Ponagar, du khách nhất định phải khám phá các kiến trúc và công trình tuyệt đẹp sau đây.

Tháp Chính (Tháp Thánh Mẫu)

Tháp Chính ở dãy trước khá lớn, cao khoảng 23 mét và thờ thần Po Nagar. Ngoài ra, tháp gồm 4 tầng và mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú làm bằng đá, ở 4 góc sẽ có 4 tháp nhỏ. Bên trong chính là tượng nữ thần (cao 2,6 m) được tạc bằng đá hoa cương màu đen (trước đó là gỗ trầm hương và xa hơn nữa là bằng vàng). Ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen và phần lưng tựa phiến đá lớn với hình lá bồ đề.

Các tháp phụ và đền thờ

Theo sử sách cũng những lần khảo sát thực địa ghi lại thì khu đền tháp này có tất cả sáu đền tháp. Ngoài bốn đền tháp còn hiện hữu thì vẫn còn hai đền tháp ở khu vực phía sau, thế nhưng hiện nay chỉ còn nền móng của tháp cũ.

  • Tháp Nam: Chiều cao 18m, lớn thứ hai trong toàn bộ kiến trúc ở khu đền tháp bà Ponagar và nổi bật với bộ mái tương đối lạ và bắt mắt.
  • Tháp Đông Nam: Ngôi tháp có quy mô nhỏ nhất với chiều cao 7,1m, hình dáng bên ngoài đã bị hư hại nhiều.
  • Tháp Tây Bắc: Tháp cao 9m và là tháp duy nhất còn khá nguyên vẹn về cả kiến trúc và trang trí.

Bia ký cổ Chămpa có giá trị nghiên cứu cao cho văn hóa, tôn giáo và lịch sử của vương quốc Chăm Pa. Hiện nay theo tài liệu cho biết ở Ponagar có 28 đơn vị minh văn, trong đó có một số bia vẫn chưa thể dịch nội dung…

Những di tích ghi dấu ấn thời gian.
Những di tích ghi dấu ấn thời gian.

Hình tượng và tượng thần Ponagar

Với người Chăm Pa xưa thì nữ thần Po Ina Nagar là người tạo dựng ra trái đất, sản sinh ra cây cối, lúa gạo. Do đó, họ coi bà giống như khởi nguyên của sự sống và thờ phụng bà nhằm mong cầu một mùa màng bội thu, cây cối sinh sôi.

Tượng nữ thần Ponagar cao 2,6m và được tạc hoàn toàn bằng đá hoa cương màu đen, ngồi trên bệ đá hình đài sen uy nghiêm, lưng tựa vào phiến đá lớn có hình lá đề. Có thể nói, tượng nữ thần giống như kiệt tác về điêu khắc và chạm trổ và là đỉnh cao của vương quốc Chăm cổ xưa.

Tham khảo  Kinh nghiệm đi du lịch Vinpearl Nam Hội An
Tượng thần Ponagar.
Tượng thần Ponagar.

Nghi lễ và hoạt động tại Tháp Bà Ponagar

Tại Tháp bà Ponagar cũng có rất nhiều nghi lễ và hoạt động tham quan, thờ cúng dành cho người dân địa phương và du khách quốc tế.

Lễ hội Tháp Bà Ponagar

Du lịch Tháp Bà Ponagar vui nhất là vào ngày lễ vía Bà hàng năm (từ 20 đến 23/3 âm lịch). Vào thời gian này, Tháp Bà Ponagar sẽ đón hàng trăm ngàn du khách tới hành lễ và dâng hương lên nữ thần. Lễ hội lớn nhất nhì Nam Trung bộ – Tây Nguyên này gắn với truyền thuyết và tục thờ nữ thần Thiên Y Thánh Mẫu Ân. Cho nên môi0x du khách khi tham gia lễ hội cũng sẽ biết nhiều điều về bà mẹ của đồng bào Việt – Chăm tại các tỉnh miền Trung.

Bên cạnh đó cũng có các lễ hội độc đáo khác nhau nữa như lễ cầu siêu thả hoa đăng, lễ thay y, lễ cầu “Quốc thái dân an” hay lễ dâng hương tạ Mẫu, lễ tế cổ truyền và lễ hoàn kinh,…

Những điệu múa truyền thống của người Chăm.
Những điệu múa truyền thống của người Chăm.

Các nghi lễ và cúng tế

Xen kẽ giữa với các lễ hội chính là các hoạt động tôn giáo, cúng tế, tín ngưỡng dân gian như: trình diễn múa lân, múa bóng, đọc kinh cầu an từ các nhà sư. Không chỉ mùa lễ hội mà Tháp Bà mở cửa quanh năm cho du khách và phật tử tới tham quan và dâng hương.

Hoạt động tâm linh và du lịch tôn giáo

Tháp Bà Ponagar thực tế không chỉ là điểm du lịch Nha Trang lý tưởng. Hơn hết nơi đây còn là thánh địa tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa và lịch sử của người Chăm nên vô cùng linh thiêng. Do đó mà tới  hiện nay, tháp bà vẫn là nơi chứa đựng hoạt động tâm linh, hành hương dâng lễ mỗi mùa lễ hội tới, là nơi người dân tìm tới để có sự yên bình trong tâm hồn.

Tháp Bà Ponagar trong văn hóa và du lịch Nha Trang

Nha Trang luôn nổi tiếng là thành phố du lịch biển thuộc hàng “siêu sao” của nước ta. Chưa dừng lại ở đó, Nha Trang cũng lưu giữ nhiều điểm đến lịch sử – văn hoá, nổi tiếng nhất chính là Tháp Bà Ponagar.

Tháp Bà Ponagar vì nằm ở vị trí vô cùng đắc địa, trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ bên cạnh sông Cái Nha Trang. Chỉ cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 3km về phía Bắc nên là địa điểm du lịch tâm linh của du khách thập phương. Chính vì vậy khi nhắc tới Nha Trang, người ta sẽ nghĩ ngay tới tháp bà Ponagar. Đặc biệt đây cũng là yếu tố thúc đẩy kinh tế du lịch của Nha Trang phát triển như hiện tại.

Kết luận

Nhờ vào kiến trúc độc đáo và các lễ hội văn hóa nghệ thuật, không gian sống động. Tháp bà Ponagar đã tái hiện lại những hình ảnh, câu chuyện của văn hóa Chăm Pa cổ. Nơi đây xứng đáng là một địa điểm du lịch lý tưởng để tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn. Xem chi tiết các địa điểm du lịch cùng https://www.dulichytetphcm.com/ nhé!